Việc bé biếng ăn, khó hấp thu, không mập mạp bằng các bạn đồng trang lứa dường như là nỗi lo của rất nhiều bố mẹ. Tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là lứa tuổi trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, là giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn thức ăn bổ sung.Việc bé biếng ăn, khó hấp thu, không mập mạp bằng các bạn đồng trang lứa dường như là nỗi lo của rất nhiều bố mẹ. Tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là lứa tuổi trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, là giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn thức ăn bổ sung.
Cách đơn giản nhất để biết được trẻ có phát triển bình thường hay không là hàng tháng theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ. Hàng tháng nếu trẻ tăng cân đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường. Trẻ không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt.
- Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?
* Cân nặng của một trẻ bình thường sẽ có những thay đổi sau
-Trẻ lúc mới sinh cân nặng trung bình khoảng 3 kg. Nếu trẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5 kg là bị suy dinh dưỡng bào thai
– Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg /tháng, 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500 – 600gam/ tháng. Trung bình, trẻ nặng gấp đôi lúc sinh khi được 5 tháng tuổi, gấp 3 lúc 12 tháng tuổi và gấp 4 lúc 24 tháng tuổi
– 6 tháng sau của năm đầu tiên, sẽ tăng khoảng 200 – 500 gam/ tháng. Đến 1 tuổi, bé có thể nặng gấp 3 lần lúc mới sinh
– từ 2 tuổi đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 – 3 kg/ năm. Trẻ 6 tuổi nặng 20 kg
* Sự phát triển chiều cao bình thường của trẻ sẽ có những thay đổi sau:
Chiều cao trung bình của trẻ lúc mới sinh ở khoảng 50 cm
– Sau đó trung bình 1 năm trẻ sẽ cao thêm 5 – 7 cm/ năm cho tới lúc dậy thì. Năm thứ 2 tăng 12 cm, năm thứ 3 tăng 9 cm và từ năm thứ 4 tăng 7 cm. Trẻ 4 tuổi cao 1 mét
– Sau 4 tuổi, trung bình mỗi năm trẻ tăng 5 cm
- Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?
Nguyên tắc chung trong một bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là cố gắng làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ, tùy theo lứa tuổi và mức độ dung nạp của trẻ
– Nấu đặc: bắt đầu từ khi ăn đặc trẻ phải được ăn từ loãng đến đặc dần. Vì nếu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp, dạ dày trẻ bị đầy bởi nước và không thể chứa thêm dù bữa ăn đó chưa đủ năng lượng, trẻ từ 6 – 9 tháng, mỗi ngày nên cho ăn 2 đĩa bột khuấy đặc như hồ, mỗi đĩa phải đủ 4 nhóm chất: đạm, bột, rau, mỡ
– Tăng bữa ăn: ngày ăn 5 -6 bữa, nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ để giúp trẻ đỡ chán ăn, cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối…
Tại sao chỉ là nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối vì nếu cho trẻ ăn hết khi trẻ đã chán ăn, trẻ có thể non trớ, sợ ăn dẫn tới biếng ăn.
-Tăng dầu mỡ và thành phần giầu năng lượng. Trong chế độ ăn ngoài bột, cháo hoặc cơm thức ăn cần ăn thêm các thực phẩm có năng lượng cao như dầu, mỡ, các thực phẩm giầu Protein động vật như thịt, cá, trứng sữa. Các loại rau xanh và quả tươi giầu Vitamin. Khi cai sữa mẹ tránh tình trạng ăn quá nhiều chất bột, thiếu chất đạm sẽ gây cho trẻ suy dinh dưỡng
– Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp cải thiện sức khỏe và phát triển của trẻ. Vì vậy bố mẹ không nên cho trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi ngoài bú mẹ trẻ cần ăn thêm 4 bữa/ ngày; trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi lúc này trẻ không bú sữa mẹ nên trẻ ăn 5- 6 bữa/ ngày
– Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng. Các Vitamin và muối khoáng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
+ Can xi: Thức ăn giầu canxi gồm các sản phẩm từ sữa, phô mai,sữa chua, rau xanh thẫm, sản phẩm từ đậu tương, cá.
+ Kẽm: Giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ăn ngon miệng cho trẻ, thiếu kễm làm chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển và gây biếng ăn do rối loạn vị giác, trẻ biếng ăn kéo dài dễ bị suy dinh dưỡng. Thực phẩm giầu kẽm: Thịt bò, hải sản, con sò, ngũ cốc nguyên hạt
-Vitamin D: Thực phẩm có VitaminD gồm dầu gan cá, nhất là loại cá béo, cá hồi. Thực phẩm giầu vitaminD giúp tăng cường hấp thu canxi làm xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt
-Vitamin A: Vitamin A có vai trò tạo sắc tố võng mạc, giúp mắt nhìn rõ hơn, Thức ăn giàu Vitamin A, dầu gan cá, củ cà rốt, bí đỏ, quả đu đủ, khoai lang
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung Vitamin A, sắt, kẽm, muối iốt, can xi, đa vi chất hiệu quả giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng. Việc cho trẻ ăn đúng cách sẽ giúp trẻ cải thiện được chiều cao, cân nặng tốt nhất.